Cảm nghĩ về di huấn sáng tổ Nguyễn Lộc


Nhật ký CLB 2vn - trường Cao đẳng Công Nghệ Thủ Đức.
 
Trang ChínhLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập
Mem mới thanh gia nên vào phần thủ thỉ thì thầm để xem cho rõ nội quy và cách sử dụng diễn đàn nha.
Forum 4ALL
  • Forum 4ALL
tvdk07 (1286)
zkoolz_2vn (855)
Ecmin (339)
Royal Guard (300)
yoo.yoo_@ (159)
hdug (158)
LNTT_4301 (156)
thonghoang (118)
xin1lan... (48)
Sky (44)
Ecmin nhắn vớiALLmem 2vn
gửi vào lúc 5/4/2015, 02:15 ...
:Tuần mới vui vẻ nha sư huynh, sư tỷ, sư bạn, sư đệ, sư mụi,...
Ecmin nhắn vớiGửi OD... (Chuẩn bị cho ngày bd của od)
gửi vào lúc 20/6/2013, 21:01 ...
:Od kính mến, đố Od biết, hôm nay là ngày gì?

Tự biên tự diễn luôn: hôm nay chính là ngày mai của một tháng sau của n năm về trước, có một con ốc được sinh ra đời dong y

Lời Chúc cho ngày hôm đó: hy vọng Od có thể dùng 23 giờ bình-thường của ngày hôm đó đổi thành 1 giờ hp tràn đầy.


Quà tặng: Nụ cười …
Ecmin nhắn vớiCùng ca bài ca giải phóng...
gửi vào lúc 13/7/2013, 23:23 ...
:from: ecmin

Cảm nghĩ về di huấn sáng tổ Nguyễn Lộc 3812454692

Bận rộn với mớ đồ án, bài báo cáo tốt nghiệp, cuối cũng cũng được gán cái mác "(có lẽ) đã ra trường" đồng thời đc khuyến mãi thêm các mác "thất nghiệp" Cảm nghĩ về di huấn sáng tổ Nguyễn Lộc 2923059642

Gửi tặng vài lời với những người "cùng mác" với tớ:

Bạn ơi, nếu cảm thấy thỏa mãn thì cười lên đi. Còn thấy lo sợ thì cũng …
Ecmin nhắn với CLB 2vn
gửi vào lúc 25/10/2012, 19:50 ...
:Chúc Mừng Sinh Nhật 2vn (2/11/xxxx)
hdug nhắn vớiđiều giá trị của sống
gửi vào lúc 8/11/2012, 12:42 ...
:Điều Giá Trị của sống...

♥️ 3 điều trong cuộc đời đi qua không lấy lại được.
-Thời gjan
-Lời nói
-Cơ hội.
♥️ 3 điều trong cuộc đời ko được đánh mất.
-Sự thanh thản.
-Hi vọng.
-Sự trung thực.
♥️ 3 điều có gjá tri nhất trong cuộc đời.
-Tình yêu
-Lòng tự tin
-Bạn bè.
♥️ 3 thứ trong cuộc đời không bao …
Ecmin nhắn vớimem 2vndiary
gửi vào lúc 20/4/2012, 10:44 ...
:vi dien dan dang trong tinh trang chinh sua nen cac ban thong cam cho BQT nhe, co gang kien nhan 1 chut Cảm nghĩ về di huấn sáng tổ Nguyễn Lộc 817460276
Ecmin nhắn với mem 2vndiary
gửi vào lúc 29/3/2012, 16:28 ...
:Tặng các bạn một nụ cười nhân ngày hôm nay Neutral

Cảm nghĩ về di huấn sáng tổ Nguyễn LộcXem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down
4/1/2012, 10:32
Tớ Là - tvdk07
Danh phậnĐâm Thuê Chém Gió Mướn

tvdk07
posts : 1286
Points : 27931
Thanked : 28
Birthday : 19/07/1990
Đến từ : Gia Kiem New City

posts : 1286
Points : 27931
Thanked : 28
Birthday : 19/07/1990
Đến từ : Gia Kiem New City
Cảm nghĩ về di huấn sáng tổ Nguyễn Lộc Vide

Bài gửiTiêu đề: Cảm nghĩ về di huấn sáng tổ Nguyễn Lộc

Tiêu đề: Cảm nghĩ về di huấn sáng tổ Nguyễn Lộc

lâu lắm mới lang thang trên mạng, vô tình tìm được bài viết này, thấy hay hay nên đưa lên A C E mình cùng nhau chia sẻ.
bài viết rất hay, tuy hơi dài, bà con mình chịu khó đọc nha.

5 câu gồm 76 chữ dưới đây là di huấn của sáng tổ Nguyễn Lộc do người viết nhằm tóm gọn cuộc đời mình cũng như giáo huấn các môn đồ. Mời các bạn cùng chia sẻ nha.


Ta đã cạn nước mắt, mất tiếng cười vì cuộc đời,
Nhưng ta đã được quay về với linh hồn trắng trong, nhân hậu của NGƯỜI THẬT NGƯỜI
Nhưng ta đã vượt khỏi lên trên những tối tăm, tội lỗi của NGƯỜI CHẲNG NGƯỜI
Bao đớn đau tan hồn, nát xác, người đã gieo ở ta,
Ta đã được gặt hái, những bông hoa CAO ĐẸP nhất ở sự THƯƠNG YÊUTHA THỨ vô bờ...
Nguyễn Lộc

Cảm nghĩ về di huấn sáng tổ Nguyễn Lộc 4aa0959212f0d9d315219bd287b19cb6_39657931.anhsangtonguyenlocvomaug1944kl
ảnh gốc được lưu gữi bởi võ sư Quỳnh Kỳ

Cảm nghĩ về di huấn của Sáng tổ Nguyễn Lộc

1. Trong gia đình Vovinam, các môn sinh không chỉ luyện võ mà còn được tham gia những buổi sinh hoạt, trao đổi, tìm hiểu về môn phái. Theo các bậc đàn anh, Sáng tổ Nguyễn Lộc rất yêu văn nghệ và thường giao lưu với giới văn nghệ sĩ. Ông nhảy thiết hài (1) rất nhuyễn. Từ khi bị bệnh (cuối năm 1957) đến lúc sắp từ giã cõi đời (1960), Sáng tổ thường dùng màu nước để vẽ tranh trên những nắp chum và vẫn tiếp tục sáng tạo Vovinam qua ngòi bút.
Bên cạnh những lời tâm huyết dành cho vài môn đệ cao cấp về căn bản kỹ thuật, đường hướng phát triển, ông còn giảng giải hoặc đưa các bài viết khác về kỹ thuật và tư tưởng Vovinam cho một số văn nghệ sĩ thân thiết đọc nhằm mục đích tiếp tay quảng bá môn phái. Tuy nhiều người đã đề nghị phổ biến rộng rãi những bài viết này, nhưng Sáng tổ đã mang ra đốt tất cả, vì ông không muốn những học trò của mình xem đây là “khuôn vàng thước ngọc”, từ đó có thể làm hạn chế sự phát triển, tính sáng tạo của lớp hậu sinh mà chủ trương của Vovinam là sáng tạo, là phải luôn tự đổi mới bản thân.
Một võ sư đàn anh cũng nhấn mạnh: “Tuy Sáng tổ luôn khuyến khích các môn đệ phải thường xuyên học hỏi để mở rộng kiến thức tổng quát, nâng cao trình độ văn hóa, trau dồi nghề nghiệp, nhưng các chú không nên hiểu quan niệm “văn-võ song toàn” của Sáng tổ là bắt buộc môn đệ phải có học vị cao. “Văn” trong quan niệm “văn-võ song toàn” của Sáng tổ là văn chương nghệ thuật (văn, thơ, nhạc, kịch, hội họa v.v.) nói chung chứ không đơn thuần là học vị. Một mặt, nó nhằm đả phá thành kiến “trọng văn, khinh võ” từ ngàn xưa; mặt khác, nó cũng giảm bớt sự cương cường, cục mịch của người tập võ và hóa giải lời ví von “vai u thịt bắp” nhắm vào giới lao động tay chân, trong đó có những người luyện võ”.
Sau khi Sáng tổ sớm từ giã cõi đời, gia đình và các môn đệ đã tìm được một số di cáo của ông, trong đó có đoản văn gồm 5 câu với 76 chữ mà Sáng tổ đã tự tổng kết cuộc đời mình. Đoản văn đó, sau này lớp hậu sinh thường gọi là di huấn của Sáng tổ.
Hơn 15 năm trước, di huấn của Sáng tổ đã được treo phía sau bàn làm việc của Chưởng môn Lê Sáng (tầng 2 Tổ đường, 31 Sư Vạn Hạnh, Q. 10, TPHCM). Hạ tuần tháng 6-2011 vừa qua, võ sư Nguyễn Văn Sen đã đề nghị võ sư Vũ Trọng Bảo thiết kế lại di huấn trên cùng với di huấn của Chưởng môn Lê Sáng theo thư pháp thật đẹp mắt. Hai bản in đã được lộng kính và đặt trang trọng nơi phòng thờ Sáng tổ.
Bằng tấm lòng thành của một môn đồ Vovinam, tôi bày tỏ một vài cảm nghĩ ban đầu về di huấn của Sáng tổ để cùng nhau tham khảo. Những cảm nghĩ cá nhân này cũng chính là một bản tự kiểm điểm để soi rọi bản thân mình!


2. Sáng tổ Nguyễn Lộc sinh ra và lớn lên trong thời kỳ đất nước Việt Nam còn bị người Pháp đô hộ. Chẳng những không bị cám dỗ trước nhiều chiêu bài mà thực dân Pháp dùng để ru ngủ thanh niên trong xã hội đương thời, Sáng tổ đã đau đớn đến mức phải thốt lên: “Ta đã cạn nước mắt, mất tiếng cười vì cuộc đời” khi phải chứng kiến và gánh chịu biết bao cảnh đời đen bạc, thế sự đảo điên. Chỉ cần dùng vài cụm từ đơn giản “cạn nước mắt”, “mất tiếng cười”, Sáng tổ đã bộc lộ cảm xúc, nỗi đau mà mình từng trực tiếp hoặc gián tiếp nếm trải đã dâng lên đến tột đỉnh.
Nhưng “ta” đây, đâu chỉ riêng cá nhân Sáng tổ, mà “ta” đây còn bao gồm cả loài người. Nếu cuộc đời này không là “bể khổ” thì từ ngàn xưa đã không xuất hiện các bậc thánh nhân, vĩ nhân hy sinh trọn cuộc đời mình để suy tư, dấn thân tìm đường giải thoát, cứu rỗi cho nhân loại thông qua nhiều triết thuyết.
Ngược dòng lịch sử, những năm đầu thế kỷ 19, đại thi hào Nguyễn Du đã cất tiếng than:
Trải qua một cuộc bể dâu,
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.
Đã gọi là bể khổ thì mênh mông vô cùng! “… Đó là hình ảnh sinh lão bệnh tử đầy bi thương phi lý ở bốn cửa thành đập vào mắt Thích Ca; đó là thảm trạng phong hóa suy đồi đã dằn vặt Khổng, Lão; và đó cũng là nỗi đau khôn xiết của Platon khi tận mắt chứng kiến cái chết oan khuất của thầy mình. Ông không thể hiểu và suốt đời không nguôi trước câu hỏi tại sao một con người tốt lành, tử tế như Socrates lại phải bị bức tử, và vì thế, dành cả đời mình để đi tìm một cách tổ chức khác, một trật tự khác bảo đảm cho một cuộc sống công bằng và đáng sống…” (Bùi Văn Nam Sơn). Ngay cả Đức Chúa - đấng sáng tạo ra con người (theo đức tin của tín đồ Thiên Chúa giáo) cũng “hối hận vì đã làm ra con người trên mặt đất, và Người buồn trong lòng” (Sáng thế ký) trước sự sa ngã của con người.
Đó cũng là lý do vì sao Thái tử Tất Đạt Đa (Siddartha) đã rời bỏ cung vàng, điện ngọc, cuộc sống vinh hoa, quý phú hoặc Đức Jesus đã phải tử nạn trên cây thánh giá, v.v. Tất cả cũng vì “bể khổ” của con người…


3. Trong lúc phải đối mặt với cuộc đời đầy rẫy những điều “bất như ý” như thế, khoảng thời gian lấy kỹ thuật vật (một trong những bản năng của con người) làm căn bản để sáng tạo nên Vovinam chính là lúc Sáng tổ được “quay về với linh hồn trắng trong, nhân hậu” hay nói khác đi là quay về với tuổi thơ. Đây là lứa tuổi mà người Việt Nam thường gọi là tuổi thần tiên, người phương Tây gọi là tuổi thiên thần; hoặc theo như quan niệm của Nho giáo: “Nhân chi sơ, tính bổn thiện”.
Ở lứa tuổi này, tâm hồn của các cậu bé, cô bé vẫn còn “trắng trong” và rất hồn nhiên. Các cô các cậu có thể dỗi hờn trong chốc lát rồi lại cùng nhau vui đùa. Lứa tuổi mà các cô các cậu đối xử với nhau cũng như đối xử với những người xung quanh bằng tấm lòng “nhân hậu” (chưa biết oán thù mà cũng chẳng ganh ghét, ruồng bỏ ai, v.v.) của một con “NGƯỜI THẬT NGƯỜI” chứ chưa bị tiêm nhiễm thói đời như khi đã lớn khôn.
Nhưng vì sao Sáng tổ lại dùng cụm từ “linh hồn trắng trong” chứ không dùng cụm từ “tâm hồn cao thượng”, “tâm hồn trong trắng” như người đời vẫn thường dùng? Theo Từ điển Hán - Việt của cố học giả Đào Duy Anh, linh hồn là tinh thần hoặc tâm ý, hiểu theo tôn giáo thì linh hồn là cái thần linh cai trị thể xác con người.
Kiều rằng: Những đấng tài hoa,
Thác là thể phách, còn là tinh anh.
(Nguyễn Du)
Cái chết chỉ là phần thân xác (thể phách), nhưng tinh anh (phần tinh túy, tốt đẹp nhất) của con người vẫn tồn tại. Như vậy, nếu linh hồn là tinh thần hay tâm ý thì khi dùng từ linh hồn, Sáng tổ đã dụng ý nhấn mạnh đến lương tâm con người lúc còn sống - biết phân biệt đúng, sai; vui lúc làm được việc tốt, biết cắn rứt mỗi khi làm việc xấu - chứ không chỉ là phần tinh anh lúc đã qua đời.
“Quay về với linh hồn trắng trong, nhân hậu của NGƯỜI THẬT NGƯỜI” cũng chính là con đường mà Sáng tổ hướng các môn đệ đến chân - thiện - mỹ trong cuộc sống. Linh hồn trắng trong biểu tượng cho sự chân thật, không giả dối; chân thật, không giả dối đồng thời cũng là cái đẹp (mỹ). Sống có lòng nhân hậu, biết thương yêu, làm chuyện tốt lành, hợp với đạo đức là thiện. Và tất nhiên, sống đẹp cho ra người thực người cũng là biểu tượng của mỹ và chân.
Chân - thiện - mỹ còn là quan niệm sống của người môn sinh Vovinam: “Sống, để người khác sống và sống cho người khác”. “Sống” cho ra sống (khỏe mạnh, tràn đầy nhựa sống, minh mẫn, v.v.) là sống thật (chân). Tuy nhiên, khi bản thân mình sống khỏe, sống đẹp thì không được dùng sự vượt trội đó lấn át, xen vào quyền sống của người khác, mà phải “để người khác sống” theo quy luật phát triển của từng bản thân mỗi người và xã hội (thiện). Song song đó, luôn sẵn sàng giúp đỡ, hy sinh cho người khác khi cần thiết hoặc có yêu cầu đúng đắn, hay nói khác đi là “sống cho người khác” cũng chính là nét đẹp (mỹ) của người môn sinh Vovinam.


4. Khi “được quay về với” tuổi thiên thần như vậy, Sáng tổ đã nhận thức được đâu là những giá trị chân chính của một con “NGƯỜI THẬT NGƯỜI”. Từ đó, ông không thể sống, không thể hành xử như những điều đang thường gặp trong cuộc đời. Ngược lại, trong cái vòng quay đó, ông còn đã “vượt khỏi lên trên những tối tăm, tội lỗi của” những “NGƯỜI” nhưng “chẳng” (ra) “NGƯỜI” với biết bao sự sa ngã, vô nhân, cổ hủ, câu chấp, v.v. Dù ông vẫn sống chan hòa trong sự vây quanh của không ít “NGƯỜI CHẲNG NGƯỜI”, nhưng ông không bị cuốn vào vòng xoáy của cuồng phong, bão táp đó mà ông đã thăng hoa, “vượt khỏi lên trên” như cánh sen để nhìn xuống biết bao sự giả tạo, phi lý của cuộc đời…
Vậy làm thế nào để “vượt khỏi lên trên” như một cánh sen ngát hương. Qua sự sáng tạo Vovinam, ông đã tìm ra một con đường, đó là từng môn sinh Vovinam phải thường xuyên tự rèn luyện “tâm trí và thể tạng” để ngày càng tiến bộ hơn. Sự rèn luyện này tuy đơn giản và không có gì to tát vì tùy thuộc bản thân của mỗi người, nhưng nó đòi hỏi rất nhiều nghị lực đồng thời mang một ý nghĩa rất lớn lao - bản thân mỗi người tốt đẹp hơn, ắt xã hội sẽ tốt đẹp hơn.
Trong hành trình rèn luyện “tâm trí và thể tạng”, điều tiên quyết là người môn sinh Vovinam cần có tinh thần kỷ luật tự giác. Kỷ luật tự giác không chỉ là sự hiểu biết và tự nguyện thực hiện nội quy của một tổ chức, pháp luật và đạo đức của xã hội mà còn tự giác rèn luyện bản thân. Ai có thể giúp chúng ta vượt qua sự hèn yếu của tâm hồn lẫn thể xác nơi bản thân mình nếu không phải do chính ta tự giác thường xuyên rèn luyện? Vì vậy, ngạn ngữ Pháp mới có câu“Aide-toi, le ciel t’aidera” (Tự giúp mình rồi trời sẽ giúp cho) hoặc quan niệm “Tận nhân lực, tri thiên mệnh” của triết học phương Đông.
Tuy gạn lọc được những cái xấu để không bị tiêm nhiễm và “vượt khỏi lên trên” những thị phi nhưng Sáng tổ vẫn không tách rời thực tế mà ông hiểu sâu sắc sự vận động, biến đổi, phát triển của xã hội, của con người. Thế nên, dù khắt khe về kỹ thuật nhưng tư tưởng và phương pháp huấn luyện của ông rất thông thoáng, không gò bó, tôn trọng và tin yêu các môn đệ. Điều này được minh chứng khi võ sư Lê Văn Phúc (tập Vovinam với Sáng tổ năm 1951 tại Hà Nội) từng thuật lại một số lời dạy của Sáng tổ:
“… Các chú (2) phải thay đổi lề lối làm việc cho thích ứng với mọi hoàn cảnh, tân tiến mọi tổ chức để môn phái sau này khoa học hơn, mới mẻ hơn. Nếu các chú thấy được điều anh làm chưa hoàn mỹ, thì có bổn phận sửa đổi cho tốt đẹp hơn. Phương pháp anh áp dụng còn thiếu sót thì các chú phải thay đổi cho hoàn bị hơn…”. (3)
Lời dạy này của Sáng tổ đâu chỉ bộc lộ sự chân tình, tư tưởng dân chủ, không độc đoán, không áp đặt, và không kềm hãm sự phát triển của các môn đệ mà đặc biệt nó còn thể hiện đức khiêm tốn rất đáng quý của người thầy. Thế nên, những ý kiến khác nhau khi tranh luận vì sự lợi ích của tập thể, lợi ích của môn phái là chuyện rất bình thường và cần thiết. Hoặc cũng có thể hình thành một nhóm người hợp ý nhau để cùng làm việc, cùng “dấn thân, hiến ích” (4) cho môn phái, cho xã hội. Tuy nhiên, cấu kết phe phái để vinh danh, đạt lợi, phá rối lẫn nhau, chèn ép cấp dưới và cô lập, gây khó khăn những người không đồng quan điểm với mình là điều không nên. Hay nói như Đức Phật Thích ca là phải tránh tham,sân, si.


5. Khi đã “vượt khỏi lên trên” cái lằn ranh mong manh giữa chính-tà, phải-trái, thì dẫu cho cuộc đời này vẫn tiếp tục phũ phàng gieo “nơi” Sáng tổ (và loài người) biết bao “đớn đau” đến “tan hồn, nát xác”, ông thanh thản và nhẫn nhịn vì “Chúng ta có thể không sống với các thiên thần nhưng chúng ta phải sống giữa con người” (Tzvetan Todorov). Vậy đâu là lối thoát của ông? Đó là hành xử bằng tất cả “sự THƯƠNG YÊU và THA THỨ vô bờ”. Bởi lẽ, chỉ có “THƯƠNG YÊU và THA THỨ” tức là can đảm gạt bỏ được sự vị kỷ để yêu những cái tốt và cả những cái xấu của tha nhân thì mới có thể giải tỏa mọi mâu thuẫn, đồng thời khi bao dung như vậy mới có thể hội nhập cùng mọi người. Chan hòa với mọi người cũng giúp bản thân mình sống thanh thản hầu vượt qua biết bao nỗi thống khổ của cuộc đời. Và chỉ khi tuổi đời ngày càng chồng chất, tóc đã pha sương mới càng cảm nhận và càng thấm thía điều này… Tục ngữ có câu:
Thương nhau trái ấu cũng tròn,
Ghét nhau bồ hòn cũng méo.
Không chan hòa, không nhẫn nhịn, không yêu thương thì lấy đâu ra sự cảm thông và hợp tác? Có người từng cho rằng: “Tha thứ là điều khó khăn nhất nhưng cũng là điều cao cả nhất”. Thật ra, khi bao dung cho tha nhân cũng chính là tự kiểm, tự tha thứ cho bản thân mình, vì trên thế gian này chẳng có ai tránh được lỗi lầm và chưa từng gây khổ đau cho người khác! Nhiều người cho rằng, nếu bản thân mỗi người chịu khó tự kiểm về những suy nghĩ, lời nói, hành vi trong ngày của mình một lần trước lúc ngủ để thức tỉnh thì cuộc đời này sẽ giảm đi rất nhiều đau khổ.


6. “THƯƠNG YÊU và THA THỨ” cũng là bài học đầu tiên của người môn sinh khi bắt đầu bước chân vào gia đình Vovinam thông qua nghi thức “nghiêm lễ ” (chào nhau và sau này dùng để bái tổ khi Sáng tổ đã qua đời). Nghiêm lễ biểu hiện cho sự cương mãnh và tấm lòng từ ái của người môn sinh Vovinam. Bàn tay tượng trưng cho cương, tức sự cứng rắn như đao. Đao đặt trên trái tim diễn tả một sự hiểm nguy đang kề cận, nhưng môn sinh Vovinam vẫn phải chấp nhận, bình tĩnh và chịu đựng vì sống trong cõi trần này thì không sao tránh được biết bao chuyện “chướng tai, gai mắt”. Có chịu đựng, có nhẫn nhịn và sáng suốt thì con người mới có thể trải rộng tấm lòng để thông cảm và tha thứ cho nhau.
Thật chí lý khi một nhà tư tưởng nào đó từng nói đại ý: “Hạnh phúc của con người nằm trong chữ nhẫn”. Trong thực tế cuộc sống đã có không hiếm trường hợp chỉ một phút thiếu kiềm chế thôi, chúng ta có thể làm mất một tình bạn thân thiết, làm đỗ vỡ một tình yêu đầm ấm, v.v. Đối với người lãnh đạo và các bậc đàn anh, “THƯƠNG YÊU và THA THỨ” còn mang ý nghĩa rất quan trọng, vì “Có dung kẻ dưới mới là lượng trên” (Nguyễn Du).
Chính trong lúc chịu đựng những đớn đau tột cùng, cái “NGƯỜI THẬT NGƯỜI”, sự nhẫn nhịn của Sáng tổ (nhân) đã nảy sinh và giúp ông “được gặt hái những bông hoa CAO ĐẸP nhất” (quả). Cuộc đời Sáng tổ từ thời trai trẻ cho đến khi lìa trần chỉ có mục tiêu duy nhất là Vovinam. Vậy “bông hoa CAO ĐẸP nhất” Sáng tổ đã “được gặt hái” là gì nếu không phải là Vovinam mà ông dành biết bao tâm huyết và dày công vun đắp? Đối với ông, Vovinam không đơn thuần là một môn võ tự vệ. Sáng tổ kỳ vọng, từ nền tảng võ thuật và võ đức, Vovinam sẽ góp phần đào tạo những con người Vovinam tương đối toàn diện (có tài, có đức, khỏe mạnh, v.v.) để phục vụ môn phái và xã hội.
Võ thuật và võ đức Vovinam (nên chăng gọi chung là võ học Vovinam) có mối quan hệ từ việc nhỏ đến việc lớn. Một cặp (đôi) môn sinh Vovinam cùng nhau tập luyện và giao tiếp chân tay sẽ nảy sinh cảm xạ, có cảm xạ thì có cảm ứng, đó là tình cảm giữa con người với con người. Từ tình cảm và võ thuật cùng lúc biến thành đức hạnh rồi cả ba thứ đó kết hợp với nhau thành tình Vovinam. Và từ trước đến nay, chúng ta vẫn mang căn bản tình Vovinam để đối nhân xử thế.
Khi đã tự giác về đức hạnh, người môn sinh sẽ tự cố gắng ôn luyện cho đòn thế chính xác, thuần thục hơn để “làm chủ” được sức mạnh và sự hiệu nghiệm của nó nhằm không gây nguy hiểm cho đồng môn và cả trong lúc bắt buộc phải tự vệ. Cố công rèn luyện kỹ thuật đến mức linh hoạt, sử dụng đúng nơi, đúng lúc cũng là con đường hướng đến chân - thiện - mỹ. Nói khác đi, luyện tập Vovinam nhằm mục đích khỏe mạnh, phát triển nhân cách, từng bước hoàn thiện bản thân và chỉ dùng võ trong trường hợp bắt buộc phải tự vệ chứ không nhằm mục đích tranh chấp với người khác…
Bước chân vào gia đình Vovinam, người môn sinh sẽ được thấm dần sự “THƯƠNG YÊU và THA THỨ” thông qua phương pháp, thời gian luyện võ và sinh hoạt môn phái. Sự “THƯƠNG YÊU và THA THỨ” này sẽ lớn dần và thâm sâu sau những năm tháng khổ luyện để có thể vươn đến lý tưởng cuối cùng là “THƯƠNG YÊU và THA THỨ vô bờ”.


7. Trong những lần trao đổi về mối quan hệ giữa võ đức và võ thuật Vovinam, một võ sư đàn anh đã giải thích thêm: “Vật là căn bản của Vovinam, tuy có những đòn thế rời nhằm hóa giải, khắc chế với những biến cố mà người đời có thể nhắm vào mình, nhưng số đòn thế này chỉ để làm phong phú thêm các hình thức phòng thủ. Do đó, tất cả những phương pháp tập luyện, những động tác trong Vovinam đều nhằm phục vụ và kiện toàn cho VẬT. Vật chỉ là một cách nói khi đánh ngã đối phương, cho nên có thể sử dụng tất cả những bộ phận của thân thể (tay, chân, hông, vai v.v.) để vật khi tiếp cận hoặc ở xa. Cách vật bằng chân (quặp cổ - từ của Sáng tổ Nguyễn Lộc đặt tên cho các thế dùng chân quặp cổ rồi vật ngã đối phương) là lối vật đặc thù và cao cấp nhất của Vovinam. Vật bằng chân rất nguy hiểm cho cả 2 bên nên phải cần tập luyện thuần thục về căn bản kỹ thuật Vovinam mới có thể sử dụng nó trong trường hợp bất khả kháng vì Vovinam rất chú trọng đến võ đức”. Cũng chính vì thế, các thế vật bằng chân này đã được biến cải cho đẹp mắt và bớt nguy hiểm, chủ yếu chỉ dùng để biểu diễn.

8. Đoản văn mà Sáng tổ tự tổng kết cuộc đời mình vừa nêu trên chính là lời dạy dành riêng cho gia đình Vovinam. Lời dạy này đã vạch ra một con đường để mỗi thành viên trong gia đình Vovinam tự phấn đấu, rèn luyện võ thuật lẫn võ đức; từ đó ngày một tiến bộ hơn hầu phục vụ môn phái và dân tộc.
Nhân đây, nên chăng cần phân biệt 2 từ: môn sinh và môn đồ. Môn sinh là người đang sinh hoạt trực tiếp còn môn đồ là những người không sinh hoạt trực tiếp nhưng đã trải qua vài năm tập luyện và lòng vẫn luôn luôn thiết tha với môn phái, thường xuyên nghiên cứu, quảng bá Vovinam, v.v. Nhưng dù môn sinh hay môn đồ, tất cả những người Vovinam vẫn luôn được kết nối với môn phái, với các đồng môn bằng một tình cảm rất đặc biệt và rất thân thiết - “tình Vovinam”.
Nếu cứu cánh là mục đích cuối cùng thì theo Sáng tổ, “THƯƠNG YÊU và THA THỨ vô bờ” là cứu cánh của người Vovinam


1/6-31/7-2011
Môn đồ Nguyễn Hồng Tâm

CHÚ GIẢI

(1) Thiết hài (claquette) - tên một lối nhảy rất thịnh hành trong khoảng thập niên 1930-1960. Người nhảy (thường là thanh, thiếu niên) mang một đôi giày đế sắt hoặc có gắn những miếng sắt nhỏ nên lúc nhảy sẽ vang lên những âm điệu lách cách, lách cách. Có thể biểu diễn lối nhảy này một mình hay nhiều người.
(2) Thời Sáng tổ dạy võ, ông buộc học trò gọi ông bằng anh Lộc và xưng em (tình huynh đệ, nghĩa thầy trò). Từ “thầy trò” chỉ xuất hiện thời Võ sư trưởng Lê Sáng trực tiếp huấn luyện cho những môn sinh mới nhập học từ năm 1958.
(3) Đặc san Vovinam 1971.
(4) Chưởng môn Lê Sáng (1920-2010).

nguồn : http://www.vovinam-frankfurt.de/Activities/2011/Vietnam/August/DiHuan-SangTo-NguyenLoc.htm









Cảm nghĩ về di huấn sáng tổ Nguyễn Lộc

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang
Trang 1 trong tổng số 1 trang
* Không dùng những ngôn từ thiếu lịch sự.
* Bài viết sưu tầm nên ghi rõ nguồn.
* Tránh spam nhảm không liên quan đến chủ đề.

Yêu cầu viết tiếng Việt có dấu.


Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: GIẢI LAO :: Thư viện thông tin :: Tìm hiểu Vovinam-