"Bóng trăng phồn xương"


Nhật ký CLB 2vn - trường Cao đẳng Công Nghệ Thủ Đức.
 
Trang ChínhLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập
Mem mới thanh gia nên vào phần thủ thỉ thì thầm để xem cho rõ nội quy và cách sử dụng diễn đàn nha.
Forum 4ALL
  • Forum 4ALL
tvdk07 (1286)
zkoolz_2vn (855)
Ecmin (339)
Royal Guard (300)
yoo.yoo_@ (159)
hdug (158)
LNTT_4301 (156)
thonghoang (118)
xin1lan... (48)
Sky (44)
Ecmin nhắn vớiALLmem 2vn
gửi vào lúc 5/4/2015, 02:15 ...
:Tuần mới vui vẻ nha sư huynh, sư tỷ, sư bạn, sư đệ, sư mụi,...
Ecmin nhắn vớiGửi OD... (Chuẩn bị cho ngày bd của od)
gửi vào lúc 20/6/2013, 21:01 ...
:Od kính mến, đố Od biết, hôm nay là ngày gì?

Tự biên tự diễn luôn: hôm nay chính là ngày mai của một tháng sau của n năm về trước, có một con ốc được sinh ra đời dong y

Lời Chúc cho ngày hôm đó: hy vọng Od có thể dùng 23 giờ bình-thường của ngày hôm đó đổi thành 1 giờ hp tràn đầy.


Quà tặng: Nụ cười …
Ecmin nhắn vớiCùng ca bài ca giải phóng...
gửi vào lúc 13/7/2013, 23:23 ...
:from: ecmin

"Bóng trăng phồn xương" 3812454692

Bận rộn với mớ đồ án, bài báo cáo tốt nghiệp, cuối cũng cũng được gán cái mác "(có lẽ) đã ra trường" đồng thời đc khuyến mãi thêm các mác "thất nghiệp" "Bóng trăng phồn xương" 2923059642

Gửi tặng vài lời với những người "cùng mác" với tớ:

Bạn ơi, nếu cảm thấy thỏa mãn thì cười lên đi. Còn thấy lo sợ thì cũng …
Ecmin nhắn với CLB 2vn
gửi vào lúc 25/10/2012, 19:50 ...
:Chúc Mừng Sinh Nhật 2vn (2/11/xxxx)
hdug nhắn vớiđiều giá trị của sống
gửi vào lúc 8/11/2012, 12:42 ...
:Điều Giá Trị của sống...

♥️ 3 điều trong cuộc đời đi qua không lấy lại được.
-Thời gjan
-Lời nói
-Cơ hội.
♥️ 3 điều trong cuộc đời ko được đánh mất.
-Sự thanh thản.
-Hi vọng.
-Sự trung thực.
♥️ 3 điều có gjá tri nhất trong cuộc đời.
-Tình yêu
-Lòng tự tin
-Bạn bè.
♥️ 3 thứ trong cuộc đời không bao …
Ecmin nhắn vớimem 2vndiary
gửi vào lúc 20/4/2012, 10:44 ...
:vi dien dan dang trong tinh trang chinh sua nen cac ban thong cam cho BQT nhe, co gang kien nhan 1 chut "Bóng trăng phồn xương" 817460276
Ecmin nhắn với mem 2vndiary
gửi vào lúc 29/3/2012, 16:28 ...
:Tặng các bạn một nụ cười nhân ngày hôm nay Neutral

"Bóng trăng phồn xương"Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down
16/5/2012, 13:54
Tớ Là - yrin_mlo^
Danh phận

yrin_mlo^
posts : 17
Points : 800
Thanked : 20
Birthday : 12/02/1993
Đến từ : Dak Lak

posts : 17
Points : 800
Thanked : 20
Birthday : 12/02/1993
Đến từ : Dak Lak
"Bóng trăng phồn xương" Vide

Bài gửiTiêu đề: "Bóng trăng phồn xương"

Tiêu đề: "Bóng trăng phồn xương"
























"Bóng Trăng Phồn Xương"
Âm hưởng đẹp và bi tráng của lòng yêu hòa bình.

NGUYỄN ANH TUẤN



Bài múa võ biến ảo khôn lường với những chiêu thức võ thuật “di ảnh kỳ hình”, kết hợp với tiếng sáo du dương tưởng như chỉ có trong phim dã sử hoặc trong truyện kiếm hiệp không ngờ lại đang hiện diện trên những vùng quê của đất Kinh Bắc xưa.

Thầy dạy của hai võ sinh với những chiêu thức bài bản của bài võ sáo mà chúng tôi đương thưởng ngoạn là võ sư Trịnh Như Quân, và ông cho chúng tôi biết: nó vốn nguyên là bài võ sáo có tên "Bóng trăng Phồn Xương"* của nghĩa quân Yên Thế hồi đầu thế kỷ trước.

Hoá ra, bài võ sáo mang đậm chất huyền thoại ấy vẫn còn tồn tại không chỉ như một câu chuyện kể...

Những người làm phim chúng tôi đã theo chân võ sư Quân trên những nẻo đường rừng xa xôi của tỉnh Bắc Giang để tìm hiểu lai lịch, gốc gác bài võ sáo độc đáo này.

Để phát triển và khôi phục nền võ thuật tỉnh nhà, từ những năm 1989, Sở TDTT Hà Bắc cũ đã đầu tư ưu tiên vùng trọng điểm là huyện Yên Thế, cùng lúc thành lập nhóm nghiên cứu sưu tầm, tìm kiếm những di sản còn tiềm ẩn trong các bô lão, võ sư ở các bản làng. Một trong những bài võ tìm được do cụ Triệu Quốc Úy lưu giữ là bài võ sáo có tiêu đề: “Thiết địch thần phong, Ngọc tiêu diệu khúc” (tức là “Cây sáo sắt mạnh như gió thần với những tiếng sáo du dương tuyệt diệu"). Sau đó, bài võ được đổi tên là "Bóng trăng Phồn Xương".

Cụ Triệu Quốc úy là người dân tộc Tày, trưởng bản Rừng Phe xã Tam Tiến, Yên Thế, Bắc Giang. Cụ Úy được truyền lại bài võ "Bóng trăng Phồn Xương" từ người cậu ruột của mình là cụ Châu Đoàn- một nghĩa quân Yên Thế nổi tiếng bởi võ thuật xuất chúng. Ngay từ nhỏ, cụ Châu Đoàn đã bắt cháu mình cạo đầu ba chỏm và luyện tập võ nghệ… Nghỉ hưu sau khi tham gia kháng chiến tại quê nhà, trước khi từ giã cõi đời, cụ Uý còn kịp truyền lại "Bóng trăng Phồn Xương" cho hậu thế - ông Trịnh Như Quân.

Là cán bộ của Sở Thể dục thể thao Bắc Giang, sinh ra trong một gia đình có truyền thống võ nghệ, trên đường đi tìm những bài võ vẫn còn ẩn giấu trong dân gian, cách đây hơn chục năm, ông Quân đã gặp cụ Úy, và may mắn được cụ truyền lại cho bài võ sáo đặc sắc này, và đã đạt tới một trình độ điêu luyện, cả về võ thuật lẫn âm nhạc trên cây sáo sắt - đoản côn. Sau hai năm ròng rã luyện tập, đến năm 1993, "Bóng trăng Phồn xương" hay còn gọi là “Thiết địch thần phong” ra mắt công chúng lần đầu tiên tại Hội đền Suối Mỡ (Lục Nam, vào 1-3 âm lịch hàng năm). Đây là khu du lịch nổi tiếng thờ công chúa đời thứ 16 vua Hùng có công khai phá lãnh thổ. Cuộc trình diễn đó đã gây được tiếng vang lớn.

Sau gần hai thập niên phục hồi, bài võ sáo đã tạo ra một lịch sử mới của mình, nhờ vào công phu truyền dạy và luyện tập của thầy và trò... Khi cụ Uý mất, võ sư Quân đã đưa các môn điệt đến ngôi nhà cụ Uý, tới trước di ảnh cụ để trình diện và bái sư. Nơi chín suối, chắc hẳn hương hồn cụ Uý đã được mát lòng hởi dạ khi thấy bài võ sáo độc nhất vô nhị đã không bị thất truyền!

Giữa rừng Yên Thế, sau khi thắp hương cho cụ Úy, chúng tôi được nghe cụ bà và người con trai cả kể lại những kỷ niệm về cụ và bài võ sáo năm xưa…

Yên Thế (Bắc Giang) là vùng núi non trùng điệp, âm u và bí hiểm, nhưng lại là một địa danh làm nức lòng dân chúng, bạt vía thực dân Pháp từ năm 1884 đến 1913. Nơi đây là chốn tụ họp nhiều anh hùng xả thân vì đại nghĩa dươí bóng cờ của thủ lĩnh áo chàm Hoàng Hoa Thám. Bên cạnh võ thuật, tài năng “cầm kỳ thi họa” cũng thường là những tiêu chuẩn đánh giá con người ở chốn binh đao. Ngoài chiến đấu, các nghĩa quân vẫn uống rượu, ngâm thơ, cờ quạt, đàn hát, ngắm cảnh thiên nhiên...Theo hành trang của họ, ngoài những vũ khí hiện đại như súng ống, thuốc nổ, những binh khí truyền thống như cung tên, đao, mác...còn có những võ khí đặc dị khác thường, tưởng chừng như vô hại nhưng trong thực tế lại rất cao thâm, nguy hiểm chết người, như: đàn, bút, quân cờ tướng, quạt nan sắt, dải lụa, trâm cài đầu, v.v, được sử dụng như những “ám khí” lợi hại. Võ sáo là một trường hợp điển hình.

Nặng khoảng 400g, dài khoảng gần một mét làm bằng sắt, cây sáo sử dụng trong các bài võ sáo của nghĩa quân Yên Thế được coi như vũ khí chuyển thể của kiếm. Các phép võ tương tự chiêu thức của đao kiếm và loáng thoáng hình bóng của đoản côn. Những cây sáo này có thể đánh, đỡ, đâm, đập, làm bị thương hoặc hạ thủ đối phương. Cây sáo được thiết kế trên nguyên tắc vật lý để chế tạo ra một thứ nhạc hơi rất phổ biến. Cây sáo sắt ở đây dài tối thiểu 70cm trở lên, mỗi lỗ sáo cần chính xác tới từng sợi tóc để đảm bảo âm thanh chuẩn mẫu.

Cây sáo ở đây mang đậm chất nhân văn lãng tử khi vui chơi hội hè, hoặc lúc thư giãn, có thể trình tấu những bản nhạc nhằm tâm tình, ca ngợi tình yêu thiên nhiên, nhằm thêm bạn bớt thù, và khi cần thì biến thành vũ khí tự vệ!

Người sử dụng sáo khi chiến đấu bắt buộc phải có một trình độ nhất định về võ thuật, phải am tường đao, kiếm pháp, nhưng đồng thời lại phải biết chơi sáo. Điều đặc biệt trong môn võ sáo là vừa đánh vừa thổi sáo. Võ sáo rất chú trọng “sáo lộ”, tức dùng mưu kế. Trên thực tế là sự biến hóa khôn lường, các chiêu thức thường hàm chứa những triết lý “giương đông kích tây”, “chỉ trên đánh dưới”, “giả công thực lui”, “cương nhu bổ trợ”, “thực thực hư hư”... Véo von tiếng sáo đấy, nhưng cũng là một chiêu thức biến hóa khôn lường: vận khí điều hòa cơ thể, chuẩn bị đánh những đòn quyết định... Qua tiếng sáo, người ta có thể đánh giá được nội lực, khí lực của người chơi. “Bóng trăng Phồn Xương” nội dung rất rộng, bao gồm âm nhạc, võ thuật, tả cảnh... Để chơi thành thạo bài võ sáo "Bóng trăng Phồn xương", một võ sư thực thụ phải là người am hiểu tường tận các chiêu thức võ thuật cơ bản, đồng thời phải thành thạo cây sáo sắt vốn gốc là sáo trúc gần như một nghệ sĩ - tất cả những yêu cầu đó phải được kết hợp hài hoà và điêu luyện trong bài võ như một tổng thể hoàn chỉnh! Với những chiêu thức của đao kiếm chuyển thể cùng với chưởng quyền cước hỗ trợ kết hợp hài hòa với âm nhạc, tất cả khép chặt, níu kéo vào nhau theo thể thống nhất tạo nên một di sản đặc sắc có một không hai: võ sáo.

Bài võ này có những thế, những chiêu rất khó buộc người tập phải có khí lực sung mãn, thân hình mềm dẻo. Muốn đạt đến độ “tuyệt kỹ” của bài võ, người chơi phải có thân pháp uyển chuyển, dẻo dai linh hoạt, động tác chính xác, thể hiện được sự mạnh mẽ, ào ạt như vũ bão, hư ảo như ánh trăng loang trên mặt nước và đồng thời phải thổi được những khúc nhạc làm rung động tâm can đối phương. Ở Bóng trăng Phồn Xương, võ thuật và âm nhạc được kết hợp làm một. Những giai điệu được sử dụng trong bài võ này luôn đậm chất dân ca Quan họ và hát Then miền Cao - Lạng. Sự hiểm hóc, lợi hại của các thế võ được ngụy trang bằng sự lãng mạn, hư ảo, càng khiến "Bóng trăng Phồn Xương" nguy hiểm khôn lường. Có lẽ đó là lý do khiến Hoàng Hoa Thám động viên, khích lệ, khơi dậy niềm tự hào và lòng tự tin cho quân sĩ bằng cách cho biểu diễn bài sáo này trong dịp khai quân.

Nhiều võ sư các địa phương khi tham quan, nghiên cứu, giao lưu võ thuật với Yên Thế đã cho rằng: đây là một bước đột phá về võ thuật.

Tác phẩm đã được dư luận công chúng đánh giá cao khi có mặt trên các sàn diễn tỉnh và toàn quốc suốt hơn mười năm qua, và thầy trò bài võ sáo Kinh Bắc đều đã đoạt được nhiều giải thưởng xứng đáng!

Bài võ gồm 6 thế tấn, 13 thuật đặc dị kiếm pháp và 51 chiêu thức, và nghệ thuật chiến đấu không nằm ngoài "Thập tam kiếm pháp". Khi chấm dứt bản nhạc, đường võ cuối cùng “Đơn phụng quang chiêu” được trình diễn. Và kết thúc bài võ là đường bái tổ. Thời gian biểu diễn toàn bộ tác phẩm trên dao động từ 8 - 10 phút, rất phức tạp, tốn rất nhiều sức lực, là một sự thách đố với những người “nghệ sĩ” non nớt về võ công, yếu kém về âm nhạc. Cả hai yếu tố này nếu không cân đối thì rất khó thành công. Chỉ cần một sơ xuất nhỏ, một lỗi sai vấp về âm nhạc sẽ mất đi những nét đặc sắc, độc đáo của bài võ sáo.

Võ sư Quân hiện đang tất bật lo toan đào tạo lớp kế tục mình ở bài võ sáo “Bóng trăng Phồn Xương”, qua các Câu lạc bộ võ thuật ở Tân Yên, ở Yên Thế... Mặc dù, học trò trong hiện tại chưa một ai đủ sức lĩnh hội bài võ sáo này một cách hoàn hảo, nhưng nỗ lực của họ thật đáng trân trọng khi mà nhịp sống hiện đại với bao điều sôi động hấp dẫn đang cuốn lớp trẻ vào những đam mê khác, mấy ai chịu khổ luyện vì một bài võ sáo chẳng đem lại lợi ích gì về kinh tế! Để chơi được "Bóng trăng Phồn Xương" phải là người không chỉ có sức lực dẻo dai, mà còn phải có tâm hồn bay bổng lãng mạn - điều đang thiếu dần trong cuộc sống hiện tại...

Qua sự truyền dạy vủa võ sư Quân cho môn sinh, ta có thể nhận thâý một điều khá đặc biệt của võ sáo là: tiếng sáo lúc tả cảnh, hoặc lúc tạm ngừng thế công để thăm dò đối phương… đều bộc lộ một tâm lý đáng quý, đó là khát vọng hoà hảo. Với nghệ thuật vận khí kỳ diệu, bài võ sáo có khả năng đưa tinh thần con người lên tới đỉnh điểm của sự phòng thủ, cảnh giác, cũng như sự đòi hỏi một thái độ nhân ái, công bằng, chính trực không những ở người chơi sáo mà còn ở ngay đối phương…

Là sản phẩm của tinh thần thượng võ cao quý, bài võ sáo năm xưa của nghĩa quân Yên Thế hiện đang được mài rũa, nâng niu, và được nâng lên như một bài võ nghệ thuật, có tác dụng nâng cao thể chất và rèn đúc những phẩm chất tâm hồn tốt đẹp trong con người…

Cho tới nay, ít nhất cũng đã có hai võ đường của Bắc Ninh thâu nhận bài võ sáo cổ truyền này: võ đường Tô gia và võ đường Toàn nghĩa, với các truyền nhân thế hệ sau võ sư Trịnh Như Quân.

Chúng tôi đang có mặt ở một sân bãi rộng của một làng quê tại huyện Yên Phong. Giữa đám đông nghịt công chúng, các võ sư trẻ Tô Hồng, Nguyễn Toàn và các học viên võ thuật của huyện đang chơi bài võ sáo "Bóng trăng Phồn Xương" và bài "Song binh khí", dưới sự cầm trịch và tiếng sáo trúc đệm của võ sư Trịnh Như Quân... Và cũng những võ sư trẻ ấy đó biểu diễn võ sáo trong đêm hội Trung thu có múa rước Lân của làng Dương Ổ, huyện Tiên Sơn hòa hợp với những sinh hoạt văn hóa truyền thống đầy màu sắc và đầy ý nghĩa của đồng bằng Bắc Bộ...

Giữa rừng võ bạt ngàn, nền võ thuật cổ truyền Việt Nam, trong đó có bài võ sáo đặc sắc đó tìm được vị trí xứng đáng của mình và lặng lẽ vun đắp cho cuộc sống cái tinh thần thượng võ, lòng yêu hòa bình, khát vọng công bằng và tình nhân ái giữa con người với con người, tình hữu ái giữa các dân tộc...

Chúng tôi bắt gặp một em bé thổi sáo trúc đầu làng. Em là võ sinh đai vàng thuộc câu lạc bộ võ thuật Yên Phong, và em đang là môn sinh nhỏ tuổi nhất của võ sư Quân và võ sư Hồng. Em đang tập dượt để tiến tới cầm cây sáo sắt. Chúng ta mong mỏi em sẽ nắm được các chiêu thức kỳ diệu của môn võ sáo vùng quê Kinh Bắc, nhưng sẽ không bao giờ phải xử dụng đến nó như một thứ vũ khí để giết người…

__________________________

* Cụm di tích căn cứ Phồn Xương nay thuộc thị trấn Cầu Gồ, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang, có đồn Phồn Xương được coi là đại bản doanh của nghĩa quân Yên Thế.Cuộc khởi nghĩa của nông dân Yên Thế chống Pháp kéo dài gần 30 năm (1884-1913)

Ảnh: Thầy trò võ sư Quân với bài võ sáo "Bóng trăng Phồn Xương"





"Bóng trăng phồn xương"

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang
Trang 1 trong tổng số 1 trang
* Không dùng những ngôn từ thiếu lịch sự.
* Bài viết sưu tầm nên ghi rõ nguồn.
* Tránh spam nhảm không liên quan đến chủ đề.

Yêu cầu viết tiếng Việt có dấu.


Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: NGHIÊM LỄ :: Hoài Niệm-