Lễ Tưởng Niệm...


Nhật ký CLB 2vn - trường Cao đẳng Công Nghệ Thủ Đức.
 
Trang ChínhLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập
Mem mới thanh gia nên vào phần thủ thỉ thì thầm để xem cho rõ nội quy và cách sử dụng diễn đàn nha.
Forum 4ALL
  • Forum 4ALL
tvdk07 (1286)
zkoolz_2vn (855)
Ecmin (339)
Royal Guard (300)
yoo.yoo_@ (159)
hdug (158)
LNTT_4301 (156)
thonghoang (118)
xin1lan... (48)
Sky (44)
Ecmin nhắn vớiALLmem 2vn
gửi vào lúc 5/4/2015, 02:15 ...
:Tuần mới vui vẻ nha sư huynh, sư tỷ, sư bạn, sư đệ, sư mụi,...
Ecmin nhắn vớiGửi OD... (Chuẩn bị cho ngày bd của od)
gửi vào lúc 20/6/2013, 21:01 ...
:Od kính mến, đố Od biết, hôm nay là ngày gì?

Tự biên tự diễn luôn: hôm nay chính là ngày mai của một tháng sau của n năm về trước, có một con ốc được sinh ra đời dong y

Lời Chúc cho ngày hôm đó: hy vọng Od có thể dùng 23 giờ bình-thường của ngày hôm đó đổi thành 1 giờ hp tràn đầy.


Quà tặng: Nụ cười …
Ecmin nhắn vớiCùng ca bài ca giải phóng...
gửi vào lúc 13/7/2013, 23:23 ...
:from: ecmin

Lễ Tưởng Niệm... 3812454692

Bận rộn với mớ đồ án, bài báo cáo tốt nghiệp, cuối cũng cũng được gán cái mác "(có lẽ) đã ra trường" đồng thời đc khuyến mãi thêm các mác "thất nghiệp" Lễ Tưởng Niệm... 2923059642

Gửi tặng vài lời với những người "cùng mác" với tớ:

Bạn ơi, nếu cảm thấy thỏa mãn thì cười lên đi. Còn thấy lo sợ thì cũng …
Ecmin nhắn với CLB 2vn
gửi vào lúc 25/10/2012, 19:50 ...
:Chúc Mừng Sinh Nhật 2vn (2/11/xxxx)
hdug nhắn vớiđiều giá trị của sống
gửi vào lúc 8/11/2012, 12:42 ...
:Điều Giá Trị của sống...

♥️ 3 điều trong cuộc đời đi qua không lấy lại được.
-Thời gjan
-Lời nói
-Cơ hội.
♥️ 3 điều trong cuộc đời ko được đánh mất.
-Sự thanh thản.
-Hi vọng.
-Sự trung thực.
♥️ 3 điều có gjá tri nhất trong cuộc đời.
-Tình yêu
-Lòng tự tin
-Bạn bè.
♥️ 3 thứ trong cuộc đời không bao …
Ecmin nhắn vớimem 2vndiary
gửi vào lúc 20/4/2012, 10:44 ...
:vi dien dan dang trong tinh trang chinh sua nen cac ban thong cam cho BQT nhe, co gang kien nhan 1 chut Lễ Tưởng Niệm... 817460276
Ecmin nhắn với mem 2vndiary
gửi vào lúc 29/3/2012, 16:28 ...
:Tặng các bạn một nụ cười nhân ngày hôm nay Neutral

Lễ Tưởng Niệm...Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down
23/4/2012, 09:31
Tớ Là - thonghoang
Danh phận

thonghoang
posts : 118
Points : 3537
Thanked : 27
Birthday : 30/06/1986
Đến từ : New city

posts : 118
Points : 3537
Thanked : 27
Birthday : 30/06/1986
Đến từ : New city
Lễ Tưởng Niệm... Vide

Bài gửiTiêu đề: Lễ Tưởng Niệm...

Tiêu đề: Lễ Tưởng Niệm...



LẾ TƯỞNG NIỆM LẦN THỨ 52 NGÀY MẤT CỦA CỐ VÕ SƯ NGUYỄN LỘC SÁNG TỔ MÔN PHÁI VOVINAM.
Sáng nay, ngày 22 tháng 4 năm 2012, tại Tổ đường Vovinam-Việt Võ Đạo, số 31 đường Sư Vạn Hạnh, Quận 10, thành phố Hồ Chí Minh. Đã long trọng diễn ra buổi lễ tưởng niệm lần thứ 52 ngày mất của Cố võ sư Sáng Tổ Nguyễn Lộc.
Buổi lễ chính thức được bắt đầu vào lúc 9 giờ sáng và kêt thúc lúc10 giờ 30 cùng ngày với sự tham dự của các võ sư trong Hội Đồng Chưởng quản, các đại diện Vovinam từ các tỉnh, thành phố và các cựu môn sinh tham dự, Về phía Liên Đoàn Vovinam Việt Nam có ông Võ Danh Hải, Tổng Thư ký Liên đoàn đến dự. Cánh Bắc thì có đoàn Vovinam tỉnh Quảng Bình và Câu lạc bộ Vovinam Quận Đông Anh Hà Nội cũng cử đại diện về dự lễ.
Ngoài ra còn có đại diện của Vovinam San Jose – Hoa Kỳ và Vovinam Thụy Sĩ.
Võ sư Võ Văn Tuấn thay mặt Hội đồng Chưởng quản đọc tiểu sử của võ sư sáng Tổ
Buổi lễ năm nay cũng là dịp kết hợp công bố kết quả khóa thi Cao Đẳng thường niên.
Sau phần nghi thức lễ tưởng niệm là phần công bố kết quả của khóa thi. Đặc biệt năm nay Hội đồng Chưởng quản đã quyết định vinh thăng Hồng đai Đệ tam cấp cho võ sư Trần Tấn Vũ, Trưởng Bộ môn Vovinam tỉnh Kontum, người đã có nhiều cống hiến cho sự nghiệp phát triển Môn phái.
Trước khi kết thúc buổi lễ, võ Sư Nguyễn Văn Chiếu, Chánh Chưởng quản Môn phái Vovinam- Việt Võ Đạo đã có bài phát biểu toàn văn như sau.:
Kính thưa Quý Thầy trong Hội đồng Võ sư Chưởng quản Môn phái,
Kính thưa toàn thể Quý vị Võ sư
Trong không khí hân hoan chào mừng kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của Sáng Tổ Nguyễn Lộc (1912 – 2012), 74 năm hình thành và phát triển Môn phái Vovinam Việt Võ Đạo (1938 – 2012).
Trong không khí trang nghiêm và trước bàn thờ Cố Võ sư Sáng Tổ Môn phái chúng ta thành kính tổ chức Lễ Tưởng niệm lần thứ 52 ngày mất của Cố Võ sư Nguyễn Lộc, vị khái sáng tôn kính của Môn phái Vovinam Việt Võ Đạo.
Thay mặt Hội đồng Võ sư Chưởng quản Môn phái, tôi kính chúc quý vị Võ sư, Huấn luyện viên và gia đình lời chúc sức khoẻ, hạnh phúc, may mắn và thành đạt.
Kính thưa tất cả quý vị Võ sư, HLV.
Theo truyền thống hàng năm, mổi lần tổ chức Lễ tưởng niệm Sáng Tổ Môn phái là dịp để người môn sinh Vovinam Việt Võ Đạo chúng ta nâng cao niềm tự hào, phấn khởi về những thành quả đạt được đồng thời nhận rõ hơn về bổn phận và trách nhiệm của mình đối với sự phát triển môn phái trong việc hòa nhập với xã hội, ngòai ra còn là dịp để người môn sinh tự kiểm điểm lại bản thân, rút ra những ưu khuyết điểm trong họat động của mình, đồng thời thắt chặt thêm tình đoàn kết, nghĩa đồng môn trong sinh hoạt phát triển môn phái.
Hôm nay, chúng ta tề tựu về đây không những để tưởng nhớ đến Người sáng lập môn phái để nổ lực hơn nữa trong việc phát triển môn phái ngày càng rộng khắp mà còn là dịp để suy ngẩm về cội nguồn môn phái trong những chặng đường đi qua, đúc kết lại những kinh nghiệm hoạt động, thể hiện được tinh thần Môn phái trong đời sống xã hội, nêu cao bổn phận của người môn sinh Vovinam VVĐ nhớ nguồn, kính Tổ, yêu nước.
Năm nay, chúng ta tưởng niệm Sáng Tổ lần thứ 52 trong tình hình Môn phái phát triển có nhiều thuận lợi và hiệu quả đáng kể, dưới ánh sáng soi đường của Môn phái, tổ chức Vovinam các Châu lục, các quốc gia sự quyết tâm của đội ngũ Võ sư, HLV khắp nơi nên phong trào Vovinam Việt Võ Đạo trong năm qua đã đạt được kết quả đáng khích lệ, tự hào.
Kính thưa quý vị Võ sư, Huấn luyện viên,
Chúng ta đánh giá cao những hoạt động vừa qua nhưng không chủ quan thỏa mản những công việc đã làm được, và còn rất nhiều việc cần phải làm so với yêu cầu và những mục tiêu đã đề ra.
Kính thưa Quý vị,
Hôm nay, chúng ta đồng tưởng nhớ đến các bậc Thầy đã tận tụy hy sinh suốt cuộc đời trong việc bảo tồn, phát huy và quảng bá Vovinam Việt Võ Đạo.
Để thực hiện tốt các nhiệm vụ nói trên, tôi đề nghị toàn thể các Võ sư, HLV nghiêm túc nhớ lại lời dạy sau đây của Võ sư Chưởng Môn :
Môn phái Vovinam – Việt Võ Đạo là một đại gia đình, trong đó các môn đồ yêu thương, kính trọng lẫn nhau. Sự kính trọng và lòng yêu thương đó đan kết thành kỷ luật Môn phái, một giềng mối vững chắc giúp các môn đồ đoàn kết chặt chẻ để nêu cao danh dự Môn phái và trở thành những con người toàn diện.
Trong sinh hoạt chung, các vị vừa là bạn đồng môn, vừa là những người cộng sự trong sứ vụ phát triển Môn phái, do đó, tôi muốn các vị luôn ý thức rằng:
Trong tự nhiên, vạn vật có muôn ngàn khác biệt về hình tướng nhưng cùng một quy luật sinh tồn nên cần chan hoà bổ túc cho nhau, vừa tự sinh tự dưỡng, vừa tương sinh tương dưỡng để cùng nhau hoàn thành sự sống.
Sống là sống trong liên kết, không có sự sống đơn lẻ. Các phần tử phải hoạt động đồng bộ tạo sinh lực cho tổng thể. Nguồn sinh lực tổng thể miên trường vô tận này sẽ phân phát hỗ trợ lại các phần tử. Dòng sinh lực không tuôn chảy từ cội nguồn, sinh mệnh tập thể lập tức đứt đoạn.
Có mâu thuẩn mới có tiến bộ, nhưng phải là mâu thuẩn thúc đẩy vận động, chứ không xung phá gây loạn. Loạn là tàn lụi hủy diệt.
Kính thưa Quý vị,
Buổi lễ Tưởng niệm Sáng Tổ Môn phái năm nay, chúng ta cũng hân hoan chúc mừng 35 tân Hồng đai vừa được trúng tuyển trong khóa thi vừa qua.
Nhân dịp nầy chúng tôi cũng lưu ý các Tân khoa Hồng đai là :
Tưởng nhớ đến các bậc Thầy đó là chúng ta có dịp kiểm điểm lại hoạt động của địa phương mình, của hành động và tư cách của chính bản thân chúng ta. Chiếc áo chưa tạo nổi một thầy tu thì đai đẳng và những thế võ cũng chưa tạo nổi một người môn sinh Vovinam Việt Võ Đạo. Nhất định danh nghĩa của một người môn sinh Vovinam Việt Võ Đạo phải rộng lớn hơn, bao trùm mọi hình thức đai đẳng và khả năng võ thuật của cá nhân.
Một môn sinh Vovinam Việt Võ Đạo muốn xứng đáng với danh nghĩa của mình, ngoài phần võ thuật và hình thức đai đẳng, phải tham gia các hoạt động phong trào tại từng địa phương, từng quốc gia, biết hòa mình vào đại chúng, giữ gìn tác phong đạo đức của Việt Võ Đạo, phải đoàn kết một lòng, tạo dựng được niềm tin yêu tín nhiệm của mọi người.
Giờ đây trước chân dung Sáng Tổ Môn phái: Chúng ta cùng dâng lên lời nguyện ước: “Rèn luyện thân thể – Tu dưỡng tinh thần – Trau giồi đạo hạnh”, lấy đó làm căn bản trong việc xây dựng, phát triển phong trào và thực hiện hoài bão của các Thầy trong việc phát huy tinh thần võ đạo, tôi nghỉ rằng đó chính là cách nguyện ước chân thành, ý nghĩa nhất của chúng ta hôm nay nhân Lễ Tưởng niệm lần thứ 52 hôm nay.
Với trách nhiệm được giao, Hội đồng Võ sư Chưởng quản Môn phái quyết tâm thực hiện các nội dung chính :
1. Phát triển phong trào Vovinam Việt Võ Đạo ngày càng rộng khắp.
1. Từng bước cải tiến, hoàn chỉnh kỹ thuật, chương trình huấn luyện thống nhất và phù hợp với mọi đối tượng.
1. Phổ cập triết lý Võ đạo, các bài giảng của Võ sư Chưởng môn cho các môn sinh song song với việc trau giồi võ thuật, võ lực.
1. Tiếp tục củng cố tổ chức của Môn phái, tập hợp các tổ chức, cá nhân, những người tâm huyết thật sự góp phần phát triển Môn phái.
Với niềm hy vọng Môn Phái sẽ nâng tầm cao mới, 1 lần nữa xin kính chúc toàn thể các Võ sư, HLV và gia đình dồi dào sức khỏe, vạn sự tốt đẹp và may mắn, đoàn kết cùng nhau phát triển Môn phái ngày càng vững mạnh.
Trân trọng kính chào.

KẾT QUẢ THI CHUẨN HỒNG ĐAI
1. Vũ Mạnh Hùng – Bà Rịa Vũng Tàu – 39.5 – Đạt.
2. Nguyễn Trọng Nghĩa – CSND – 36.5 – Đạt
3. Nguyễn Thanh Hoa – Cần Thơ – 35.5 – Đạt
4. Võ Đình Hiếu – TPHCM – 35 – Đạt
5. Nguyễn Thị Thanh – an Giang – 35 – Đạt
6. Bùi Văn Sang – Bà Rịa Vũng Tàu – 34.5 – Đạt
7. Tôn Nữ Quỳnh Mai - TPHCM – 33.5 – Đạt
8. Nguyễn Hữu Tiến – Tiền Giang – 33 – Đạt
9. Nguyễn Anh Tuấn - Cần Thơ - 33 - đạt
10. Nguyễn Phúc Hậu - Tiền Giang - 32.5 - đạt
11. Nguyễn Thanh Hải - Kiên Giang - 32 - đạt
12. Đặng Quốc Huy - Quảng Bình - 32 - đạt
13 . Bùi Văn Sáu - BRVT- 31.5 - đạt
14. Phạm Ngọc Thanh - BRVT - 31 - đạt
15. Bùi Văn Chương - TpHCM - 30.5 - đạt
16 . Huỳnh Trung Hiếu - Tiền Giang - 30 - đạt
17. Nguyễn Tấn Công - Long An - 30 - đạt
18. Lâm Thơm - TpHCM - 30 - đạt
19. Bùi Văn Đồng - TpHCM - 29.5 - vớt
20 . Nguyễn Ngọc Huân - Tây Ninh - 29.5 vớt
21 . Trần Phước Trung - TpHCM - 28 - chưa đạt
Tổng cộng có 20/21 thí sinh đạt kết quả lên Chuẩn Hồng Đai.

KẾT QUẢ THI HỒNG ĐAI ĐỆ I CẤP

1 . Lê Văn Hùng - TpHCM - 31.5 - đạt
2. Nguyễn Phi Hùng - USA - 28.5 - đạt
3. Vưu Đăng Vinh - Ninh Thuận - 27.5 - đạt
4. Trần Ngọc Hoàng Chiến - Hậu Giang - 27.5 - đạt
5 . Đào Vũ Minh Lâm - TpHCM - 26.5 - đạt
6. Âu Quang Phúc - TpHCM- 26 - đạt
7. Phan Xuân Anh - Đà Nẳng - 18 - chưa đạt
8 . Trần Văn Quẩn - Hậu Giang - 17 - chưa đạt
Tổng cộng có 6/8 thí sinh đạt kết quả lên Hồng Đai đệ Nhất cấp
9 thí sinh thi lên Hồng Đai đệ Nhị Cấp đều đạt kết quả

Hướng đến lễ tưởng niệm lần thứ 52 ngày mất của Sáng Tổ Nguyễn Lộc



Sáng Tổ Nguyễn Lộc
Hàng năm, khi tiết trời vừa chuyển sang mùa Hạ, những ngày đầu tháng tư Âm lịch thường là cuối tháng tư Dương lịch. Các môn đồ của Vovinam ở khắp mọi nơi trên toàn thế giới, đều tổ chức lễ tưởng niệm một ngôi sao của nền võ thuật Việt Nam: Cố võ sư Nguyễn Lộc.
Năm nay, sự kiện này sẽ được các nơi quan tâm hơn nhằm kỹ niệm 100 năm ngày sinh của ông, đồng thời cũng để báo công lên ông những thành tựu đáng kể của một công trình nghiên cứu mà ông đã khai sinh từ năm 1938.
Nhân đây, chúng ta cùng nhìn lại cuộc đời , sự nghiệp của ông cùng với chặng đường hơn 70 năm về sự phát triển đáng tự hào này.

Đầu thế kỷ trước, xã hội ViệtNam quay cuồng dưới bàn tay đô hộ của thực dân Pháp khiến trăm họ lầm than, dân lành rơi vào cảnh cơ hàn đói rét.
Trong khi một số thanh niên đắm chìm vào sự huyễn hoặc của bọn thực dân phong kiến với rượu ty và thuốc phiện, một số các nhà chí sĩ cách mạng bí mật vận động, cổ súy tinh thần yêu nước trong quốc dân để thúc đẩy thanh niên vào con đường đấu tranh sắc máu… Thì một người thanh niên âm thầm chọn cho mình một hướng đi khác, một con đường khác: con đường Cách mạng Tâm Thân, tức là con đường đào tạo những con người khỏe mạnh cả về Tâm và Thân, gầy dựng ý thức vươn lên tự hoàn thiện bản thân về cả Tâm – Trí – Thể để có đầy đủ khả năng, đức độ, sẵn sàng phục vụ xã hội.
Ông quan niệm: Muốn thể hiện lòng yêu nước thì thanh niên phải có đầy đủ sức khỏe, ý chí quật cường và lòng tự hào dân tộc. Với quan niệm ấy cộng thêm tự ái dân tộc bởi sự đồng hóa về bản sắc văn hóa nô bộc, ông đã quyết định làm một cuộc thay đổi, và ông bắt tay vào nghiên cứu chủ thuyết Cách mạng Tâm - Thân và kỹ năng võ thuật phục vụ cho công việc tự vệ và chiến đấu.
Về sau, chủ thuyết và công trình võ thuật dày công nghiên cứu của ông được các tầng lớp môn đồ hệ thống, tô bồi và phát huy trở thành một môn võ thuật hiện đại mang tính thực dụng cao của dân tộc ViệtNam. Ông là Võ sư Nguyễn Lộc
Ông Nguyễn Lộc người làng Hữu Bằng, huyện Thạch Thất, tỉnh Sơn Tây (nay thuộc Hà Nội) đây là địa phương một thời nổi tiếng về võ và vật dân tộc.
Theo nhiều tư liệu của Môn phái Vovinam cũng như của mạng xã hội, thì ông Nguyễn Lộc sinh này 24 tháng 5 năm 1912 (mùng 8 tháng Tư năm Nhâm Tý) trong một gia đình có 5 anh em mà ông là người con cả.
Thủa thiếu thời ông đã sớm đam mê võ thuật. Nhờ sống trong môi trường có truyền thống thượng võ, cùng với sự khuyến khích của thân phụ lại có năng khiếu, cộng thêm tư chất thông minh, ông đã nỗ lực tự nghiên cứu và rèn luyện. Ông thường xuyên đến tham quan các võ đường, mạn đàm cùng một số võ sư thời danh để tìm hiểu thêm về mọi môn võ thuật. Ngoài việc trau dồi học vấn và đạo đức, ông chịu khó sưu tầm, nghiên cứu và luyện tập hầu hết các môn võ lúc bấy giờ. Nhận thấy mỗi môn võ đều có ưu điểm, đặc điểm riêng, song ông cho rằng chưa có môn nào hoàn toàn phù hợp với thể trạng nhỏ bé của người ViệtNam.
Trong bối cảnh đất nước hoàn toàn bị đô hộ thời bấy giờ, ông ý thức rằng, trong một cuộc chiến đấu thì tinh thần và danh dự vẫn là hai yếu tố quan trọng quyết định sự thành bại, do đó ông muốn đưa ra một phương pháp tự vệ của người Việt Nam tiêu biểu cho tinh thần tự chủ bất khuất, để khi chiến đấu phát huy được hùng khí và lòng tự hào dân tộc.
Với tố chất thiên bẩm, tư duy sáng tạo và lòng đam mê cháy bỏng, ông Nguyễn Lộc ngày đêm luyện tập, chế tác…thậm chí ngay cả trong bữa đang dùng cơm với gia đình. Chợt nghĩ ra lúc nào là ông lập tức thực hành ngay lúc ấy. Người thường hay phải chịu đòn để ông “thử nghiệm” là em trai của ông -võ sư Nguyễn Dần – những lần “thử nghiệm” như vậy, ông đã khiến cả nhà đều sợ đến mất vía, vì đòn ông ra nhanh mạnh như đòn thật, khiến mấy ngày sau người em vẫn còn ê ẩm mình mẩy. Ông không chỉ am tường về võ thuật mà ông còn nghiên cứu về cơ thể học nữa.
Sau nhiều năm tháng miệt mài, cuộc nghiên cứu hoàn tất và ông đặt tên cho môn võ này là Vovinam (võ ViệtNam). Ông bí mật đem Vovinam ra huấn luyện cho một số thân hữu cùng lứa tuổi vào năm 1938.
Ngót một năm sau, vào mùa thu năm 1939, tại Nhà hát Tây (tức Nhà hát lớn Hà Nội ngày nay), lớp võ Vovinam đầu tiên đươc ra mắt công chúng, và từ đó phong trào luyện tập Vovinam nổ ra trên toàn miền Bắc. Cùng với sự tham gia của nhiều môn sinh Vovinam vào các lực lượng cứu quốc và phong trào công khai chống Pháp khiến chính phủ bảo hộ hết sức lo ngại. Cuối cùng nhà cầm quyền Pháp ra lệnh cấm không cho ông dạy võ. Ông đã phải xuôi ngược khắp vùng Trung du Bắc bộ để bí mật huấn luyện cho thanh niên và lực lượng vũ trang kháng chiến.
Trong một lần hai anh em ông mở lớp dạy võ ở Ấm Thượng, người dân ở đây theo tập quán cổ truyền, nên khi muốn cho con em mình thọ giáo một môn võ nào đó, thường hỏi xem vào nhập môn thủ tục cúng bái ra mắt Tổ thế nào. Ông nói nhỏ vào tai em trai “cúng ai bây giờ hả chú Dần, chả lẽ lại bảo họ cúng ông Nguyễn Lộc?…”
Với hoài bão phát triển môn Vovinam trên toàn đất nước, nên năm 1954 sau khi dặn dò, phân công nhiệm vụ ở lại phát triển cánh Bắc cho các môn đệ là võ sư giỏi, ông hòa vào dòng người di cư tự do xuôi Nam đem theo người môn đệ trưởng tràng là võ sư Lê Sáng.
Đến Sài Gòn ông bắt tay ngay vào việc mở lớp dạy võ, chủ yếu là dạy cho thanh niên. Gần một năm sau, Vovinam lần đầu tiên biểu diễn trước công chúng tại Nhà hát Norodom ở đường Thống Nhất.
Võ sư Nguyễn Lộc là người có tính nghệ sỹ , bạn của ông thời bấy giờ, ngoài các võ sư, các cao thủ võ lâm còn là những người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật, thơ văn, báo chí. Nhiều khi ông đàm đạo thơ văn với họ thâu đêm suốt sáng.
Tuy dày công nghiên cứu ra các đòn thế, nhưng ông Nguyễn Lộc không để lại những ghi chép của mình, ông có viết rồi cũng xé đi. Ông quan niệm thế hệ sau ông không chỉ dựa vào cái cũ mà luôn luôn phải cách tân. Ông cũng đã từng khuyên các học trò một cách chân tình rằng:
“…Các chú phải thay đổi lề lối làm việc cho thích ứng với mọi hoàn cảnh, tân tiến mọi tổ chức để môn phái sau này khoa học hơn, mới mẻ hơn. Nếu các chú thấy được điều anh làm chưa hoàn mỹ, thì có bổn phận sửa đổi cho tốt đẹp hơn. Phương pháp anh áp dụng còn thiếu sót thì các chú phải thay đổi cho hoàn bị hơn…”
Công cuộc phát triển Vovinam tại miền Namlúc bấy giờ đang chỉ mới ở giai đoạn khởi đầu thì ông lâm trọng bệnh. Mọi việc từ điều hành đến giảng dạy, ông đều giao cho võ sư Lê Sáng.
“Các nhân tài, tinh hoa thường phát tiết ra ngoài nên hay yểu mệnh”.
Thiên tài âm nhạc người Áo, nhạc sĩ Mozart (1756 -1791) lìa trần chỉ ở tuổi 35. Tại Việt Nam thì Hoàng đế Quang Trung (1753 – 1792) cũng đã mất ở tuổi 39.
Có lẽ võ sư Nguyễn Lộc cũng không ngoài quy luật nghiệt ngã đó!
Khi biết không cưỡng lại được mệnh trời, ông đã gọi võ sư Lê Sáng đến bên giường dặn dò và ủy thác trách nhiệm. Ông muốn võ sư Lê Sáng phải thay ông tiếp tục sự nghiệp phát triển môn phái. Thế rồi ông ra đi vào ngày 29 tháng 4 năm 1960 (nhằm ngày mùng 4 tháng 4 năm Canh Tý) ở tuổi 48. Đến giờ phút lâm chung, ông vẫn rất tỉnh táo và có một sự lựa chọn hoàn toàn chính xác khi ủy thác trách nhiệm cho người môn đệ trưởng tràng để thay ông tiếp nối và phát huy môn phái.
Tiếp nhận lời ủy thác của Sáng Tổ Nguyễn Lộc, lĩnh hội ý chỉ của Sáng Tổ, võ sư Lê Sáng tập hợp những võ sư đã từng theo Sáng Tổ từ năm 1955 bồi dưỡng thành lớp võ sư cốt cán để cùng góp sức phát triển môn phái. Sau này chính các võ sư ưu tú ấy đã phát triển môn Vovinam trên toàn Miền Nam.
Năm 1974, Vovinam bắt đầu phát triển ra quốc tế. Võ sư Phan Hoàng là người đưa Vovinam ra hải ngoại đầu tiên và đặt cột mốc tại Pháp.
Những năm về sau, Vovinam bằng nhiều hành trình khác nhau đã vươn nhanh, vươn xa ra nhiều quốc gia khác trên thế giới. Cao trào bắt đầu từ cuối năm 2007 sau khi Liên đoàn Vovinam Việt Nam được thành lập, liên tiếp liên đoàn Vovinam các quốc gia khác lần lượt ra đời:
- Tháng 10 năm 2007, Đại hội thành lập Liên đoàn Vovinam Việt Nam (VVF) diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh mở đầu cho việc thành lập nhiều Liên đoàn khác mang tầm thế giới và khu vực.
- Tháng 9 năm 2008, Đại hội thành lập Liên đoàn Vovinam Quốc tế (IVF) diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh, sau đổi tên thành Liên đoàn Vovinam thế giới (WVVF)
- Tháng 2 năm 2009, Đại hội thành lập Liên đoàn Vovinam Châu Á (AVF) diễn ra tạiTehran.
- Đại hội thành lập Liên đoàn Vovinam Châu Âu (EVVF) diễn ra tại thủ đô Paris Pháp vào tháng 10 năm 2010
- Tháng 12- 2010, Đại hội thành lập Liên đoàn Vovinam Đông Nam Á (SEAVF) đã được tổ chức thành công tại trụ sở Ủy ban Olympic Campuchia với sự tham dự của đại diện 5 Liên đoàn, Hiệp hội Vovinam các quốc gia trong khu vực.
- Cuộc ra mắt của Vovinam tại sân chơi được xem là quan trọng nhất của khu vực Đông Nam Á – SEA Games 26 tại nhà thi đấu Priok (Thủ đô Jakatta, Indonéia) từ ngày 14 đến 16 tháng 11 năm 2011 có lẽ là dấu ấn đẹp mở ra một trang mới cho quá trình hội nhập của Vovinam.
- Và tháng 01- 2012 thì Liên đoàn Vovinam Châu Phi (AFVF) được khai sinh tạiAlgeria.
Trong nổ lực trọn đời võ sư Nguyễn Lộc luôn cách tân công trình nghiên cứu, đồng thời tự khắc phục những yếu kém và phát triển những điểm mạnh để ngày càng hoàn thiện hơn.
Ông đã gửi đến chúng ta thông điệp phải luôn tự cách mạng bản thân và luôn vượt qua những giới hạn tầm thường để đạt tới cao độ, phải không ngừng vượt thắng.
Năm nay kỹ niệm trong một trăm năm ngày sinh của ông, có lẽ võ sư Nguyễn Lộc cũng không ngờ được rằng, trên thế giới hàng vạn môn đồ của Vovinam và hàng triệu người ngưỡng mộ ông, họ tôn vinh ông là một ngôi sao Bắc Đẩu trên bầu trời võ thuật Việt Nam. Ông đã để lại cho đời sau một di sản văn hóa quý báu. Từ đó thế hệ sau ông đã vận dụng một cách tuyệt vời để phát đi nét văn hóa độc đáo thuần Việt đến cộng đồng thế giới. Bạn bè năm châu biết đến Việt Nam nhiều hơn qua con đường ông đã chọn: con đường Vovinam – Việt Võ Đạo, con đường đã làm ánh lên niềm tự hào của dân tộc Việt Nam.

Để lại phản hồi
Tháng Tư 10, 2012
Những Comments thú vị.
Filed under: Quan điểm/Lý luận — chauminhhay @ 9:48 sáng
Trong một số bài viết trên Blog, tôi đã nhận được những phản hồi tích cực, trong đó hầu hết đều có chung những thắc mắc, suy nghĩ của đại đa số ý kiến nổi cộm trong thời gian gần đây. Vì vậy, tôi đăng lại vài comments có nội dung liên quan mà trước đây đã trả lời theo hình thức hồi đáp cho cá nhân, để chúng ta cùng tham khảo. Đồng thời qua đó, các bạn có thể góp ý thêm về những vấn đề này.
Một bạn có nick là nguyenhien.it2002@gmail.com hỏi:
Thưa thầy một trong những lần gần đây con được nghe những lời không hay về võ phái ta …những bài quyền của ta như Long Hổ, Lão Mai điều là vay mượn của các võ phái khác ! Thầy nghĩ sao về vấn đề này
Chauminhhay’blog trả lời :
Chào nguyenhien!
Những lời em nghe được là chính xác. Có thể nói tóm tắt để em hiểu vấn đề như thế này:
Trong hệ thống quyền (chỉ quyền thôi nhé) của Vovinam, có sử dụng một số bài quyền của võ cổ truyền VN như bài Long Hổ, bài Lão Mai, bài Ngọc Trản, bài Xà quyền…Tuy nhiên đó không phải là vay mượn mà là bảo tồn dưới một cách điệu khác cho phù hợp với công tác phổ cập đại trà. Một trong các mục tiêu của Vovinam là bảo tồn và phát huy nền võ thuật nước nhà. Nếu trước đây một số võ sư cổ truyền đã có suy nghĩ hạn hẹp chỉ muốn khư khư giữ một thứ gì đó làm của riêng cho mình để gọi là “tuyệt kỹ”, dẫn đến mai một và thậm chí thất truyền một số bài bản rất hay của võ thuật VN. Thì sau này, xuất phát từ bức xúc đó Vovinam mới thâu thập và duy trì một số bài quyền cổ truyền đến nay và tiếp tục là đề tài cho các võ sư nghiên cứu và phân thế. Đó mới là vấn đề then chốt. Bởi lẽ người học võ chỉ biết múa một bài quyền mà không hề biết thế quyền ấy khi đem ra áp dụng vào thực tế sẽ như thế nào (phân thế) thì hóa ra chỉ múa chơi thôi, không tác dụng gì cả. Vovinam cũng thâu thập các bài quyền cổ truyền để nghiên cứu và tô bồi thêm cái hay cái đẹp cho nó thôi. Vovinam chưa bao giờ tuyên bố các bài quyền ấy là của Vovinam sáng tác. Những bài quyền của Vovinam đều nằm trong nguyên lý “một phát triển thành ba” nghĩa là từ đòn đánh đơn (phân thế trước) rồi mới ghép thành quyền hay đối luyện, song luyện.
Hiện nay có không ít luận điệu nhằm phản bác Vovinam do đố kỵ vì vậy mà các vấn đề dễ bị người ta hiểu khác đi là vậy.
Vậy nhé. cảm ơn em đã đặt câu hỏi.
Thân ái.
nguyenhien.it2002@gmail.com hỏi:
Trước tiên con xin cám ơn thầy vì đã trả lời thắc mắc của con ! Con còn 1 câu hỏi nữa không biết có nên hỏi không ?Con thấy các võ phái khác đều có ghi rõ ràng nguồn gốc vd: như chưởng môn đã từng tầm sư học đạo ai ,tiếp thu những tinh hoa của môn phái nào ! thế nhưng con lên google tìm tại liệu về thầy sáng tổ chỉ thấy ghi:
“Sáng tổ Nguyễn Lộc sinh ngày 8 tháng 4 năm Nhâm Tý (24-5-1912) taị làng Hữu Bằng, huyện Thạch Thất, Tỉnh Sơn Tây (nay là huyện Thạch Thất thuộc địa phận thành phố Hà Nội). Khi còn bé, sức khoẻ của ông không được tốt, do vậy được gia đình cho theo học võ (tên tuổi và môn võ của các vị thầy này chưa được môn phái Vovinam – Việt Võ Đạo công bố), mục đích ban đầu là để ông có sức khoẻ tốt. Nhưng do tố chất tốt, lại sinh gia trong một vùng quê có truyền thống thượng võ (vùng này có rất nhiều sới vật nổi tiếng). Sáng tổ Nguyễn Lộc là con trưởng trong một gia đình có 5 anh em gồm: Nguyễn Thị Thái, Nguyễn Dần, Nguyễn Hải và Nguyễn Thị Bích Hà. Thân phụ là cụ ông Nguyễn Đình Xuyến và thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Hòa. Xã Hữu Bằng là một địa phương nổi tiếng về buôn bán, thương mại trong cả nước từ xa xưa và gia đình nhà Nguyễn Lộc làm ăn buôn bán lâu đời tại đây. Nhưng sau này vì kế sinh nhai, gia đình nhà Nguyễn Lộc chuyển ra lập nghiệp, sinh sống tại chợ Hôm (Hà Nội). Khi Nguyễn Lộc đến tuổi đi học, ông bố đã nhờ một vị võ sư khai tâm cho những thế võ, vật dân tộc để phòng thân và rèn luyện sức khỏe (tên tuổi và môn võ của vị võ sư này cũng chưa được môn phái Vovinam – Việt Võ Đạo tiết lộ). Tiếp xúc với võ thuật từ tấm bé, đến lúc lớn lên võ thuật như đã ngấm vào máu thịt và trở thành niềm đam mê của chàng thanh niên Nguyễn Lộc.”…
là một môn sinh vovinam con rất yêu quý trân trọng môn phái không dễ lung lay bởi những lời đố kị dèm pha,nhưng con cũng muốn biết về nguồn gốc của môn phái mình âu cũng là uống nước nhớ nguồn ….Xin cảm ơn thầy
Chauminhhay’blog trả lời :
nguyenhien thân mến!
Những băn khoăn của em rất có lý. và trong phạm vi hiểu biết giới hạn, tôi cũng chỉ có thể trả lời cho em thế này:
Đây là một thiếu sót lớn mà môn phái Vovinam cùng mắc phải chung với các môn võ cổ truyền VN, đó là danh tính của người thầy đầu tiên không được nhắc đến, đồng ghĩa với cái gốc ban đầu “bị quên lãng!”
Chính vì thiếu sót này mà đến hôm nay võ cổ truyền VN không có tên của vị Tổ!
Từ trước tới nay các phái võ cổ truyền khi nhận môn đệ vào học thường làm theo một thông lệ có từ ngàn xưa, đó là “cúng Tổ”. Tuy nhiên người thầy làm lễ nhận học trò và ra mắt tổ cũng không biết phải khấn tên vị tổ của mình là gì!
Vậy theo định nghĩa thì tổ là ai? Tổ là người đầu tiên sáng lập ra một nghề, một môn, một phái … nào đó lưu truyền mãi mãi về sau, Những người theo nghề này để tưởng nhớ công ơn của vị sáng lập ra nghề đã tôn vinh cho người ấy một danh vị cao quý là: Tổ.
Trong suốt thời kỳ Bắc thuộc thì nền văn hóa của Việt Nam ta cũng chịu ảnh hưởng nặng nề của nền văn hóa Trung quốc, trong đó có võ thuật. Thời Bắc thuộc có rất nhiều người Tàu qua Việt Nam để mãi võ bán thuốc Đông dược, đa phần họ là người ở tỉnh Sơn Đông Trung quốc, một vùng đất võ nổi tiếng bên Tàu. Những người này chuyên biểu diễn võ thuật để bán các loại cao đơn hoàn tán.
Hành lý họ gọn nhẹ chỉ một đôi quang gánh gồm 2 cái thùng đựng thuốc và đồ nghề. Họ đi đến đâu thường lưu lại mỗi vùng một thời gian không dài, nhiều lắm chỉ độ vài tháng. Họ thường xin tá túc vào những gia đình có nhà cửa rộng rãi một chút và tạm đặt “bản doanh” ở đó để hàng ngày hành nghề các vùng lân cận, tối lại về tá túc tại “bản doanh” này.
Người hành võ thường rất rạch ròi về ơn nghĩa, và từ nghĩa khí ấy, họ muốn đền ơn đáp nghĩa những gia đình đã cho họ lưu lại trong nhà suốt thời gian họ mưu sinh, và thế là họ nhận con cái hay người nào đó của gia đình này để dạy võ (vốn tự có) vừa để đền ơn vừa quảng bá môn phái.
Lúc này ngoài rào cản về mặt ngôn ngữ thì dân Việt Nam theo tập tục phong kiến, không ai dám hỏi đến danh tính của “ông thầy” mà chỉ có thể gọi bằng cái tên dân gian, chẳng hạn ông thầy Ba, thầy Sáu, Thầy Năm gì đó…phái võ Tàu Sáu cũng bắt nguồn từ đây. (1)
Vài tháng sau, ông thầy Tàu này lại quang gánh lên đường đến vùng khác lưu diễn và mua bán. Chuyện ông thầy này trở lại vào lần sau là chuyện khá hiếm. Thế rồi người học trò ấy đã học được ít nhiều của ông thầy đó nếu có ý chí và năng khiếu thì nghiên cứu và triển khai thêm rồi truyền lại cho đời sau, đời sau cũng lại quanh quẩn trong cái nếp phong kiến xưa, thầy bảo gì, thầy dạy sao cứ thế mà làm, không hỏi, không thắc mắc! Hỏi đến tên tộc bị cho là “phạm húy” là mang tội bất kính, là bị trừng phạt v.v..( ngày xưa con cháu thờ ông bà còn phải lấy vải đỏ trùm bài vị, hình ảnh lại, không được phép nhìn và đọc tên ông bà, cho nên người ta gọi “ông bà ông vải “ cũng xuất phát từ đó)
Do vậy trước sao sau vậy, dẫn đến việc thế hệ trước để lại cho thế hệ sau cái tư tưởng quái gỡ ấy. Cho đến một ngày con người đã đạt đến sự tiến bộ nhất định trong nghề võ và muốn quay về cội nguồn của mình để tri ân, thì hỡi ơi, các vị tiền hiền đã quy tiên từ lâu rồi! hỏi ai đây? Vả lại những ông thầy Tàu năm xưa cũng không ai nghĩ rằng mình để lại danh tính cho hậu thế biết mà tưởng niệm. Cho nên việc truy tìm nguồn gốc gặp phải bế tắc, Những người thầy ở vào thời cận kim không thể gọi bằng tổ, vì người này chỉ làm một trọng trách là truyền lại những gì đã học chứ không phải là người đầu tiên mang đến môn này hay nghề này cho mọi người. Phái võ Tân Khánh Bà Trà là một ví dụ điển hình: Phái võ này đã có từ thế kỷ thứ 19 do bà Võ Thị Trà là người truyền lại. Bà thuộc dòng võ tây Sơn Bình Định, nhưng khi nhắc đến phái võ Tân khánh bà Trà thì người ta chỉ biết đến bà Võ Thị Trà mà thôi, có ai biết người đã dạy cho bà là ai? (2)
Sáng Tổ Nguyễn Lộc được một người thầy truyền dạy những cơ bản đầu tiên là võ và vật cổ truyền, tuy nhiên ông không chỉ dừng lại những điều đã học được mà dựa vào các căn bản đó để nghiên cứu như em đã đọc trong tài liệu Việt Võ Đạo, và có lẽ đến giai đoạn sau này khi môn Vovinam phát triển mạnh thì người ta mới nghĩ đến chuyện viết lịch sử của môn phái và tiểu sử của Sáng Tổ Nguyễn Lộc thì câu trả lời cho băn khoăn của em đã được các vị tiền bối biết chuyện mang đi về bên kia cả rồi!
Vovinam luôn khẳng định là dựa trên căn bản của võ và vật cổ truyền, chứ không phủ nhận điều này, chỉ thiếu sót một điều là danh tính của người và dòng võ nào đã truyền thụ đầu tiên cho ông Nguyễn Lộc là không có mà thôi. (đó cũng là tình trạng chung như đã nói ở trên)
Tôi nghĩ câu hỏi của em cũng là một trong những câu hỏi cần được làm sáng tỏ cho lịch sử Vovinam. Đây cũng là một câu hỏi cho Ban nghiên cứu lịch sử Vovinam-Việt Võ Đạo.
Chúc em sức khỏe và thăng tiến.
thân ái.
(1) Thực ra Người sáng lập ra môn phái này là ông Tàu Sáu, tên thật là Diệp Trường Phát , sinh năm 1896 tại An Thái. Tuy là người Tàu nhưng dòng dõi ba đời đều ở An Thái, bà nội và mẹ ông đều là người Việt. Ở quê mẹ, gia đình và bản thân Tàu Sáu đã hấp thụ tinh thần thượng võ nên khi được 13 tuổi, ông được gửi về Tàu để học võ từ những cao sư Bắc phái Thiếu Lâm. Sau 15 năm ròng rã tầm sư học võ, ông Tàu Sáu lúc bấy giờ đã 28 tuổi, trở lại An Thái, mở trường dạy quyền Tàu, sở trường hai môn Hổ quyền và Long quyền. Ông dạy võ gần 50 năm, môn đệ rất đông, không bao lâu phái quyền Tàu Thiếu Lâm của ông đã rải khắp miền đất võ và riêng ở An Thái, võ quyền truyền thống đã bị quyền Tàu lấn át làm lu mờ. Có người vì thế sửa lại câu truyền tụng từ xưa ra “roi Thuận Truyền, quyền An Thái (trích nguồn:http://vi.wikipedia.org/wiki/V%C3%B5_thu%E1%BA%ADt_B%C3%ACnh_%C4%90%E1%BB%8Bnh
(2) phái võ Tân Khánh Bà Trà vẫn duy trì gần như tất cả những miếng võ cơ bản của phái Tây Sơn trong đó có những bài danh quyền như Ngọc trản, Lão mai quyền, Thần đồng quyền, Thái Sơn, Tấn Nhứt, Huỳnh Long quá hải, Đồng Nhi, Lão Mai, Thiền Sư…,
Bà Võ Thị Trà, thường gọi tắt là Bà Trà, lẫy lừng một thời ở Tân Khánh chống lại bọn tham quan ô lại, để rồi tên đất được gắn thêm tên người kể từ giữa sau thế kỷ 19. (trích nguồn:http://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%A2n_Kh%C3%A1nh_B%C3%A0_Tr%C3%A0


Theo blog võ sư Châu Minh Hay



23/4/2012, 15:23
Tớ Là - tvdk07
Danh phậnĐâm Thuê Chém Gió Mướn

tvdk07
posts : 1286
Points : 27931
Thanked : 28
Birthday : 19/07/1990
Đến từ : Gia Kiem New City

posts : 1286
Points : 27931
Thanked : 28
Birthday : 19/07/1990
Đến từ : Gia Kiem New City
Lễ Tưởng Niệm... Vide

Bài gửiTiêu đề: Re: Lễ Tưởng Niệm...

Tiêu đề: Lễ Tưởng Niệm...

Đọc xong lại biết thêm đc một số điều về lịch sử môn phái. Lễ Tưởng Niệm... 3812454692

Thông đại ka vắng mặt một thời gian, mới quay lại là làm một bài chất lượng ghê ta Lễ Tưởng Niệm... 3812454692



24/4/2012, 09:00
Tớ Là - Ecmin
Danh phậnÁc Quỷ

Ecmin
Tài sản : Lễ Tưởng Niệm... Orca_510
posts : 339
Points : 10792
Thanked : 3
Birthday : 28/11/1992
Đến từ : Hell

Tài sản : Lễ Tưởng Niệm... Orca_510
posts : 339
Points : 10792
Thanked : 3
Birthday : 28/11/1992
Đến từ : Hell
Lễ Tưởng Niệm... Vide

Bài gửiTiêu đề: Re: Lễ Tưởng Niệm...
http://2vndiary-tdc.top-talk.com

Tiêu đề: Lễ Tưởng Niệm...

tuyệt...

từ đó tời giờ em chỉ nghĩ đơn giản 1 chuyện: chắc chẵn những môn phái ra sau sẽ ít nhiều bị ảnh hưởng bởi những môn phái ra đời trước, quan trọng là làm sao để có thể nêu lên những đặc điểm riêng của môn phái mình thôi.

cũng may là dù vovinam bị không ít người nói là hàng lai tạp, nhưng chẳng ai dám nói vovinam là 1 ly chè thập cảm cả, vì mỗi khi nhắc đến vovinam là họ nghĩ đến 21 đòn kẹp chân điệu nghệ, kế đến là vật.

việc bì quên đi nguồn gốc là điều khó tránh khỏi còn nhớ tên "vị tổ" của mình là may lắm rồi



24/4/2012, 17:13
Tớ Là - zkoolz_2vn
Danh phậnĐâm Thuê Chém Gió Mướn

zkoolz_2vn
posts : 855
Points : 14563
Thanked : 43
Birthday : 20/12/1992
Đến từ : Ho Chi Minh City

posts : 855
Points : 14563
Thanked : 43
Birthday : 20/12/1992
Đến từ : Ho Chi Minh City
Lễ Tưởng Niệm... Vide

Bài gửiTiêu đề: Re: Lễ Tưởng Niệm...

Tiêu đề: Lễ Tưởng Niệm...

Ecmin đã viết:
việc bì quên đi nguồn gốc là điều khó tránh khỏi còn nhớ tên "vị tổ" của mình là may lắm rồi



Không phải là quên đi nguồn gốc mà không biết gốc ở đâu mà lần Lễ Tưởng Niệm... 3394673854



26/4/2012, 08:11
Tớ Là - Ecmin
Danh phậnÁc Quỷ

Ecmin
Tài sản : Lễ Tưởng Niệm... Orca_510
posts : 339
Points : 10792
Thanked : 3
Birthday : 28/11/1992
Đến từ : Hell

Tài sản : Lễ Tưởng Niệm... Orca_510
posts : 339
Points : 10792
Thanked : 3
Birthday : 28/11/1992
Đến từ : Hell
Lễ Tưởng Niệm... Vide

Bài gửiTiêu đề: Re: Lễ Tưởng Niệm...
http://2vndiary-tdc.top-talk.com

Tiêu đề: Lễ Tưởng Niệm...

ờ nhỉ. vậy để nói lại, khống biết nguồn gốc mà còn biết được "tổ" là ai là may lắm rồi



28/4/2012, 10:23
Tớ Là - zkoolz_2vn
Danh phậnĐâm Thuê Chém Gió Mướn

zkoolz_2vn
posts : 855
Points : 14563
Thanked : 43
Birthday : 20/12/1992
Đến từ : Ho Chi Minh City

posts : 855
Points : 14563
Thanked : 43
Birthday : 20/12/1992
Đến từ : Ho Chi Minh City
Lễ Tưởng Niệm... Vide

Bài gửiTiêu đề: Re: Lễ Tưởng Niệm...

Tiêu đề: Lễ Tưởng Niệm...

Ecmin đã viết:
ờ nhỉ. vậy để nói lại, khống biết nguồn gốc mà còn biết được "tổ" là ai là may lắm rồi



Thì tại môn phái mình mới xuất hiện chưa bao lâu mà không biết tổ nữa thì không còn gì để nói



Tớ Là - Sponsored content
Danh phận


Lễ Tưởng Niệm... Vide

Bài gửiTiêu đề: Re: Lễ Tưởng Niệm...

Tiêu đề: Lễ Tưởng Niệm...



Lễ Tưởng Niệm...

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang
Trang 1 trong tổng số 1 trang
* Không dùng những ngôn từ thiếu lịch sự.
* Bài viết sưu tầm nên ghi rõ nguồn.
* Tránh spam nhảm không liên quan đến chủ đề.

Yêu cầu viết tiếng Việt có dấu.


Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: NGHIÊM LỄ :: Hoài Niệm-